Test Office 2010

Test Office 2010 Web App

Hà Nội nhộn nhạo trên “phố cấm”

Đường không thông, hè không thoáng, người dân thờ ơ, bất chấp, thậm chí “làm méo” quy định, còn lực lượng chức năng hình như đã… nản. Đó là những “kết quả” sau hơn 1 năm Hà Nội thực hiện cuộc “đại phẫu” về trật tự đô thị.
>>  Hà Nội: Hàng rong “về lại” phố cấm Ngày 1/7/2008, Quyết định cấm kinh doanh, buôn bán và để xe đạp, xe máy, ô tô trên vỉa hè lòng đường của UBND TP Hà Nội chính thức được thực hiện. Tuy nhiên, đã hơn 1 năm trôi qua, diện mạo của Hà Nội không hề đổi khác.

Khu phố cổ, phố Huế, hàng Bài, đường Bà Triệu, Cầu Giấy, Xuân Thủy, Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã, Đê La Thành, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Lê Hồng Phong, Điện Biên Phủ… đường không thông, hè không thoáng. 62 tuyến phố cấm bán hàng rong và 56 tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ô tô trên vỉa hè, lòng đường dường chỉ có thể “cấm” trên văn bản!

Dạo qua nhiều tuyến “phố cấm”, PV Dân trí bắt gặp sự bất chấp, thờ ơ, thậm chí cố tình làm biến tướng “lệnh cấm” của người kinh doanh buôn bán. Còn lực lượng chức năng thì hình như đã nản, buông lỏng nhiệm vụ…

Dưới đây là những hình ảnh “cấm cũng như không” trên các tuyến “phố cấm” của Hà Nội mà PV Dân trí ghi lại được ngày 21/7:

2 “lệnh cấm” không lập được 1 trật tự trên các tuyến phố cổ
Cấm cũng như không?!
Ma-ne-canh “ngự” giữa phố Chả Cá để quảng cáo quần áo
Biển cấm “quá đát” trước trụ sở UBND phường Đồng Xuân?

Biển cấm còn được tận dụng để… chăng bạt…
… và làm “chỗ dựa” để bán hàng ăn
… là nơi đổ rác?
Đường Đê La Thành vẫn “tấp nập” buôn bán và ngổn ngang xe cộ trên vỉa hè, lòng đường

Vỉa hè rộng, tha hồ bày bán hàng (đường Cầu Giấy)


Hoa thơm, quả ngọt trên đường Kim Mã

“Ung dung” bán hoa và xả rác tại ngã tư Nguyễn Chí Thanh – Đê La Thành

Châu Như Quỳnh

New blog

Từ 360 chuyển sang đây.
Chuyên nghiệp hơn nhưng lại phải đi làm lại nhiều.
Mà không có cái trò friend, mất hay!!

Test blog by email

Test body

____________

LY QUOC CHINH

IP Excellence Engineer

R&D Centre

ALCATEL – LUCENT NETWORK SYSTEMS VIETNAM

124 Hoang Quoc Viet, Cau Giay, Hanoi, Vietnam

Office : +84 438 36 20 94 – ext 1300

Mobile : +84 904 27 92 27

Email : ly.quoc_chinh@alcatel-lucent.com or lqchinh@alcatel-nsv.com.vn

Hà Nội – Phố cổ – hoài niệm và ngộ nhận

Phố cổ Hà Nội trăm năm qua chịu đựng bao khắc nghiệt của đạn bom và phôi pha theo thời gian. Nhưng sự tàn phá của chính bàn tay con người mới thực là đau xót…

Đường vào Hà Nội

Phố xưa qua tranh khắc chụp thế kỉ 19 có cổng phố. Khiêm nhường, mộc mạc.

Phố Xưa

Hà Nội đầu thế kỷ, nhà toàn làm bằng tre gỗ, đường đi nhỏ, người đông nên cháy nhiều lần. Giản dị nhưng cân đối và xinh xắn.

Ảnh chụp vào khoảng 1890-1920: Ô Quan Chưởng, Hàng Điếu, Mã Mây và toàn cảnh nhìn từ phía Hàng Khay…

Phố trong những năm kháng chiến, khi Trung đoàn Thủ đô rút về Liên khu I – 36 phố phường với những góc phố, ngôi nhà tan hoang.

Phố hân hoan đón mừng đoàn quân chiến thắng, ca khúc khải hoàn giải phóng Thủ Đô – Phố Hàng Đào ngày 10-10-1954.

Cuối thập niên 1980, nhiều khu phố cổ vẫn gần như nguyên vẹn.

Tàn phai…

Trước thời kỳ đổi mới, đất nước khó khăn. Vẫn là phố xưa, nhưng tàn tạ đi nhiều…

Những năm 1990, Hà Nội mới mở cửa, phố cổ vẫn đẹp như thơ, nhưng có phần tiều tụy. (Ảnh chụp đoạn đầu phố Hàng Đào)

Ô Quan Chưởng…

Phố hôm nay…

Phố trở nên sập sệ, chật chội, nhếch nhác.

Phố đang bị lấn chìm dưới những toà cao ốc.

Không không còn là phố xưa- nơi từng đem lại nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, hội hoạ.

2009 – Kinh doanh trực tuyến ở VN sẽ nở rộ?

Một khi phá vỡ tảng băng tư duy “Kinh doanh trực tuyến chưa sẵn sàng tại Việt Nam” , thị trường thương mại điện tử sẽ khởi sắc, các mô hình kinh doanh trực tuyến khác như Web 2.0, báo điện tử… mới có thể kiếm lợi nhuận dễ dàng do hiệu ứng lan toả từ hành vi, thái độ và nhu cầu của người tiêu dùng.

Với cơn khủng hoảng kinh tế lan đến bữa cơm của từng gia đình, liệu các startups – Các công ty mới thành lập hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ cao, còn cơ hội tồn tại trên Internet? Năm 2009 báo hiệu các cơ hội hiếm hoi hội tụ và chờ đợi được khai thác, xuất hiện rất nhiều hầm vàng để các startups Việt Nam ẩn náu và thành công.

Kinh doanh trực tuyến – Canh bạc may rủi

Các quốc gia có nền kinh tế mạng đỉnh cao như Mỹ, Anh và Nhật bản đều phát triển thương mại điện tử rất sớm. Sau khi nền kinh tế Internet hình thành thì mới xuất hiện các mô hình Web 2.0, thì ở nước ta, có một sự đặc biệt: Phát triển từ loại hình Web giới thiệu sang Web 2.0, bỏ qua thương mại điện tử. Sự quá độ này đã làm nảy mầm và nuôi dưỡng nhận thức sử dụng dịch vụ trực tuyến không mất tiền của người dùng nước nhà.

Do bỏ qua thương mại điện tử, người dân Việt Nam có quan điểm
dịch vụ trực tuyến là miễn phí (nguồn: doanhnghiep)

Một thời gian dài, kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam vấp phải nhiều trở ngại như hạ tầng công nghệ – dịch vụ hỗ trợ – chính sách – pháp luậtnhận thức – nguồn lực. Với các mô hình kinh doanh và nền tảng công nghệ tại Việt Nam hiện nay, doanh thu được chuyển chủ yếu từ túi những người mua quảng cáo sang túi doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, theo ước tính của các chuyên gia quảng cáo trực tuyến, trong 4 năm gần đây bao giờ hoạt động quảng cáo trực tuyến vượt quá 2% tổng chi phí quảng cáo tại Việt Nam.

Trong nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam, kinh doanh trực tuyến là một canh bạc đầy may rủi. Sự trông chờ thành công đầu tiên không chỉ của những doanh nghiệp trong nước như chodientu.vn, raovat.com, 25h.vn… mà còn các đại gia trên thế giới như eBay, Yahoo, Google… tại Việt Nam. Mặc dù chưa thực sự đặt lòng tin hoàn toàn vào kinh doanh trực tuyến, nhưng với sức ép phải cắt giảm chi phí vận hành trong năm 2009, việc áp dụng một phương pháp marketing, bán hàng mới dựa trên Internet đang trở thành mối quan tâm lớn của các đơn vị năng động.

Dùng dịch vụ C2C để phá vỡ tảng băng

Trong thời kỳ suy thoái, người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến tương lai và việc làm của họ nhiều hơn bao giờ hết. Ai cũng săn tìm hàng hoá giá rẻ nhưng chất lượng cao, trong nhiều trường hợp họ mua vì hàng hoá có thể bán lại được. Sự thay đổi của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam.

Cùng với sự thâm nhập ngày càng sâu, rộng của Internet đến cuộc sống của người dân thành thị, người tiêu dùng trẻ bắt đầu mở rộng sự quan tâm mua sắm sang thương mại điện tử. Để giải toả năng lượng đang bị kìm nén, thị trường kinh doanh trực tuyến Việt Nam cần một người hùng phá vỡ tảng băng nhận thức cũ.

Người hùng này không phải là tờ báo điện tử, mạng xã hội hay Web chia sẻ, công cụ tìm kiếm nào – mà chỉ có thể là Web thương mại điện tử C2C – Customer to Customer (hình thức thương mại điện tử giữa những người tiêu dùng với nhau).

Mua hàng trên mạng vẫn là một điều rủi ro theo quan điểm
của nhiều người dân Việt Nam (nguồn: vietnambiz)

Nút thắt của thị trường kinh doanh trực tuyến Việt Nam là người tiêu dùng chưa tin tưởng dịch vụ thương mại điện tử. Do vậy khi họ đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro để có hàng hoá chất lượng nhưng giá rẻ, chỉ có Web Thương mại điện tử C2C mang tính cộng đồng mới khiến họ thay đổi nhận thức nhanh chóng.

Về lý thuyết, nếu người tiêu dùng thay đổi nhận thức họ sẽ quan tâm. Một khi họ quan tâm họ sẽ tìm hiểu. Khi họ tìm hiểu thương mại điện tử họ sẽ phát sinh nhu cầu mua sắm. Và khi thị trường có nhu cầu lớn các nhà đầu tư sẽ triển khai hạ tầng công nghệ và dịch vụ hỗ trợ; chính phủ sẽ theo sau đưa ra các chính sách và pháp luật hợp thời dành cho thương mại Điện tử.

Khi tất cả cùng có niềm tin và tập trung sức mạnh sẽ tạo ra cơn sóng hướng về một phía thì sự thăng hoa của nền kinh tế mạng tại Việt Nam là điều tất yếu. Lựa chọn thương mại điện tử C2C để gỡ nút cho nền kinh tế mạng thay vì mạng xã hội, blog… do chúng ta cần dạy người tiêu dùng, người dùng, khách hàng hay công ty có trách nghiệm, hiểu quyền và nghĩa vụ trước khi đào tạo họ cách hưởng thụ như trong thời gian qua.

Để có nhu cầu lớn, trong năm 2009, thương mại điện tử C2C cần tạo cơn chấn động để chứng tỏ tính tính ưu việt tiết kiệm tiền cho người tiêu dùng, bán sản phẩm chất lượng cao và tuổi thọ lâu dài từ đó dần thay đổi nhận thức người Việt Nam.

Mô hình thương mại điện tử C2C Việt Nam nên chuyển từ phương pháp thiết kế đem lại cảm nhận tiện lợi cho khách hàng sang giao diện màn hình thể hiện những lập luận rõ ràng để người tiêu dùng nhìn và tương tác được. Doanh nghiệp theo mô hình này “không” bán hàng hoá mà đóng vai trò giúp đỡ khách hàng để h
bán hàng hoá của mình.

Chú ý tới sức “lừa” khi chất hàng

Trên lý thuyết lời giải đã có, nhưng thực tế lại không đơn giản như vậy. Để tạo cơn chấn động, tồn tại và phát triển, startups cần triển khai những khâu thiết yếu để không giảm độ thoả mãn của khách hàng từ khi chọn sản phẩm/ dịch vụ tới khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ, từ xây dựng điều khoản mua sắm tới thiết kế tính dễ sử dụng. Phối hợp các khâu một cách chuyên nghiệp dường như khó khả thi với tư duy “Kinh doanh trực tuyến chưa sẵn sàng tại Việt Nam”.

Phát triển dịch vụ thẻ là một trong những điều quan trọng tạo điều kiện
cho kinh doanh trực tuyến (nguồn: corbis)

Chúng ta không thể chất quá nhiều hàng lên lưng lừa khi chúng quá yếu. Nếu kế hoạch phá vỡ tảng băng không hợp lý, có thể dự án đầu tư mạo hiểm sẽ phá sản ngay sau đó. Những điều tưởng chừng rất đơn giản như minh bạch trong thanh toán, miễn phí vận chuyển, cho phép mặc cả, chuyển quyền bán hàng từ tổ chức sang cá nhân trong xã hội… lại trở thành yếu tố quan trọng trong thời buổi suy thoái kinh tế.

Một khi phá vỡ tảng băng, thị trường thương mại điện tử khởi sắc, các mô hình kinh doanh trực tuyến khác như Web 2.0, báo điện tử… mới có thể kiếm lợi nhuận dễ dàng do hiệu ứng lan toả từ hành vi, thái độ và yêu cầu của người tiêu dùng.

Cơ hội đã thấy, lời giải trong tầm tay. Trong năm 2009 liệu có ai sẵn sàng trở thành người hùng cho thị trường kinh doanh điện tử Việt Nam?

Thử đi bán hàng cho ViMua

_CHiNgO
Lenovo Ideapad G230 (59016356) – GIẢM 1M khi mua Lenovo IdeaPad Y430 (59017004) – TẠM hết hàng Lenovo IdeaPad G430 (59017403) Lenovo S9 (59017387) Lenovo IdeaPad U110 Black (59013910) HP Pavilion DV4-1106TX (FW585PA) – GIẢM 1M khi mua Toshiba Portégé M800-E3310P (PPM80L-04R00V) Dell Inspiron 1410 Red (R560925) – GIẢM 1M khi mua
10.670.000 VND
Mua ngay Tư vấn
12.190.000 VND
Mua ngay Tư vấn
10.720.000 VND
Mua ngay Tư vấn
6.790.000 VND
Mua ngay Tư vấn
31.070.000 VND
Mua ngay Tư vấn
20.940.000 VND
Mua ngay Tư vấn
21.690.000 VND
Mua ngay Tư vấn
7.520.000 VND
Mua ngay Tư vấn
Samsung LCD 17″ Nokia 7100 Red Nokia 1202 Violet Blue Nokia E63 Red Nokia E71 Grey Steel Nokia 5220 Red Nokia 6500s Black Silver Nokia 5130 XpressMusic Red
2.260.000 VND
Mua ngay Tư vấn
1.660.000 VND
Mua ngay Tư vấn
521.000 VND
Mua ngay Tư vấn
4.151.000 VND
Mua ngay Tư vấn
6.674.000 VND
Mua ngay Tư vấn
2.569.000 VND
Mua ngay Tư vấn
4.365.000 VND
Mua ngay Tư vấn
1.878.000 VND
Mua ngay Tư vấn
Nokia N79 Gray- Brown Nokia N81-2GB Blue Nokia N82 Black Nokia N96 Dark Grey Samsung B200 White Silver Samsung F400 Pure White Samsung U800 Grey
6.510.000 VND
Mua ngay Tư vấn
4.874.000 VND
Mua ngay Tư vấn
5.992.000 VND
Mua ngay Tư vấn
10.965.000 VND
Mua ngay Tư vấn
733.000 VND
Mua ngay Tư vấn
4.111.000 VND
Mua ngay Tư vấn
2.829.000 VND
Mua ngay Tư vấn

Người Việt tư duy bằng cái… bụng?!

Người Việt lạc quan nhất thế giới bởi vì họ không chỉ tư duy bằng cái đầu, mà còn có cái bụng tham gia vào quá trình suy nghĩ, cảm nhận. Người Việt nghĩ gì, cảm gì bằng… cái bụng của mình? GS. Trí Việt luận giải.

Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Gallup International (GIA) về mức độ lạc quan của người dân 53 nước trên thế giới năm 2007, người Việt Nam được đánh giá là lạc quan và vô tư nhất thế giới. Họ dẫn đầu thế giới về mức độ tin tưởng vào tương lai tươi sáng (mặc cảnh báo về những đám mây lạm phát đã bắt đầu vần vũ trên bầu trời kinh tế đất nước từ năm 2007 và đã biến thành giông bão trong năm 2008).

Đầu năm 2009, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, vị Đại sứ Nhật Bản tại Hà Nội cũng vẫn đưa ra nhận xét tương tự trên báo Đầu tư: “Người Việt Nam suy nghĩ rất tích cực về tương lai, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, tương lai sẽ tốt đẹp hơn hiện tại… Lạc quan có lẽ là một tố chất nằm trong “gene” của người Việt.”

Ra nước ngoài, người Việt thường được đánh giá là trẻ hơn so với tuổị, được xếp vào những tộc người trẻ trung nhất thế giới. Người Việt luôn thường trực nụ cười trên môi, vui cũng cười, được khen cũng cười, bị phê phán cũng cười, theo đúng tinh thần “dĩ bất biến ứng vạn biến” mà các cụ dặn.

Một dân tộc bị thử thách bởi một lịch sử bi tráng và một số phận nghiệt ngã, bao đời sống trong nghèo nàn và thiếu thốn, lại trải qua quá nhiều giai đoạn chiến tranh đầy mất mát, đau thương, vậy tại sao người Việt đứng đầu thế giới về tinh thần lạc quan như đánh giá của công luận quốc tế trong những năm vừa qua?

Tôi cứ tự hỏi nên phải lý giải như thế nào về hiện tượng này và đem thắc mắc của mình trình bày với Giáo sư Trí Việt. Sau đây là trích từ khảo cứu và các kiến giải của vị giáo sư khả kính của chúng ta về vấn đề trên:

Người Việt tư duy và suy xét mọi vấn đề bằng bụng

Người Việt lạc quan nhất thế giới, thuộc loại trẻ trung nhất thế giới có lẽ là do người Việt biết giữ cho đầu óc mình luôn thảnh thơi, an nhàn, vô tư, chẳng phải tư duy, vô lo vô nghĩ.

Với người Việt, nhiệm vụ tư duy, suy xét và cảm nhận thay cho đầu óc và cả trái tim còn được giao cho cả… cái bụng. Thật vậy, người Việt thường “nghĩ bụng”. Mọi suy xét và cảm nhận mọi vấn đề đều theo phương thức rất đơn giản cư ́”ưng cái bụng” là được. Cái bụng của người Việt có thể hoàn thành “xuất sắc” nhiều chức năng phong phú và đa dạng về cả vật chất lẫn tinh thần.

Người Việt có chỉ số thông minh riêng của mình để đánh giá con người, đó là sự “sáng dạ hay tối dạ“ của người đó. Một chỉ số định tính (cũng lại liên quan tới cái bụng) không cần phải đo đạc phức tạp và tốn kém kiểu chỉ số IQ của phương Tây và người ta có thể toàn quyền quyết định chỉ số đó âm hay dương mà chẳng cần hỏi a.

Người Việt cũng có những phương pháp “suy diễn hữu hiệu” để nắm bắt sự thật khách quan bằng cách: “Suy bụng ta ra bụng người“. Chả thế mà người Việt nhận biết được ngay tính thích ghanh đua của mình cả trong tiếng gáy của các chú gà: ”Con gà tức nhau tiếng gáy” có lẽ cũng từ phương pháp “Suy bụng ta ra bụng…ga”̀ vậy!

Để xác định phẩm chất của con người, người ta dùng cặp phạm trù đối xứng kiểu âm dương để đánh giá một con người là “Anh tốt bụnghay “Anh xấu bụng”.

Nói về sự giả dối, âm mưu và dã tâm, người Việt cũng vận dụng tới cái bụng: “Miệng nam mô bụng một bồ dao găm”!

Người Việt thể hiện tình cảm và tình yêu cũng bằng bụng!

Những tình cảm hỉ nộ ái ố với rất nhiều cung bậc tình cảm của con người, người Việt cũng thường biểu đạt tập trung nơi bụng dạ của họ.

Để miêu tả sự bực tức đã có: “Tức lộn ruột lộn gan”, “Giận bầm gan tím ruột”; để biểu đạt sự “hài lòng”, thỏa mãn: “Mát ruột mát gan” hay “Mát lòng mát dạ”!

Khi đạt được độ tin cậy, thân thiện, người Việt có thể: “Cởi lòng cởi dạ” hay chừng mực hơn: “Được lời như cởi tấm lòng“!

Để diễn tả sự nhất trí hay chưa tán thành, người Việt biểu đạt như sau: “Họ bằng lòng với đề xuất này” hay: “Họ bằng mặt nhưng không bằng lòng”!

Ngay cả trong tình yêu, thay vì sự rung động và thổn thức của trái tim yêu đương, người Việt lại thể hiện tình yêu thông qua cái bụng như sau: “Họ phải lòng nhau”, “Anh ta phải lòng cô ấy” hoặc ngược lại.

Bàn về thức tư duy duy cảm của người Việt

Khi người Việt nghĩ bụng (thay bằng nghĩ bằng đầu) thì trên trái đất này họ là đại diện gần như duy nhất cho một thức tư duy duy cảm, khác hẳn với trường phái tư duy duy lý ở phương Tây, duy tâm linh lấy tinh thần làm trọng ở Ấn Độ hay trường phái Trung Hoa với thức tư duy trung quân và tư tưởng Khổng Tử lấy vua, cha làm trọng.

Người Việt đặc biệt biết cách chuyển giao các chức năng của bộ óc cho cái bụng, dùng bụng để tư duy và suy xét hầu hết mọi công việc. Bộ não bị kẹt cứng trong hộp sọ nên các hoạt động của nó dễ bị cứng nhắc. Cái bụng ngược lại không bị giới hạn đó nên nó có thể co giãn, năng động hơn, dễ xoay xỏa ứng phó hơn.

Trong quá khứ, điều này có thể đã rất cần thiết cho cuộc đấu tranh vì sự sinh tồn đầy cam go và đôi khi bế tắc của người Việt tại đồng bằng sông Hồng, mảnh đất có quá nhiều biến động bất trắc, thường xuyên bị thiên tai, thiếu đói và giặc dã. Trong điều kiện “sống bữa nay, lo bữa mai”, để tồn tại, người Việt không thể cứng nhắc, cần ứng phó nhanh và thực dụng trước mắt! Người Việt không thể và cũng không lo lắng xa vời, họ luôn thích ứng với hoàn cảnh, đôi khi bằng cách “Nước đến chân mới nhảy”.

Với thức tư duy này, người Việt nhận thức thế giới xung quanh chủ yếu bằng trực giác và cảm nhận chủ quan của mình (như thế tốn ít năng lượng và sức lực hơn nhiều so với những trường phái tư duy khác). Yếu tố logic ở đây trở nên không quan trọng vì họ quan niệm “Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình!”

Nghiên cứu “Bụng người Việt nghĩ gì, cảm gì?” cùng với thức tư duy duy cảm của họ không chỉ nhằm lý giải vì sao người Việt lạc quan, vô tư và trẻ trung nhất thế giới. Cách lập luận như đã trình bày ở trên đối với nhiều người có thể hơi ngụy biện nhưng cũng cần thấy rằng còn có những cách kiến giải khác không lấy gì làm tế nhị lắm như “điếc không sợ súng” chẳng hạn!

Mục tiêu quan trọng hơn là có thể làm rõ được nhiều hiện tượng khác về tâm thức, nhận thức, hành vi ứng xử và cảm nhận của họ, giúp người Việt tự hiểu mình và nhận thức về mình tốt hơn cả về mặt mạnh và mặt yếu .

Cụ thể thức tư duy duy cảm và phương thức nghĩ và cảm bằng bụng có thể là nền tảng, khởi nguồn cho các hiện tượng, các tố chất sau ở người Việt:

a – Hiện tượng hành động bầy đàn mang tính vô thức bản năng, thiếu sự chọn lọc, phê phán, giảm thiểu tối đa các khác biệt về cá tính và cái tôi cá nhân nhưng dễ tự phát hình thành các phong trào hành động cộng đồng tạo nên sức mạnh trên diện rộng.

b – Phát triển các tư duy ứng phó trước mắt, có khả năng giải quyết tình huống nhanh, có hiệu quả nhưng thiếu tư duy phát triển logic dài lâu.

c – Tính thực dụng đôi khi ấu trĩ vì thiếu tầm nhìn (tham bát bỏ mâm), có xu hướng thích đầu cơ, đánh quả nhanh, thích ứng nhanh với hoàn cảnh nhưng không bền vững.

d – Tính chủ quan và năng lực tự huyễn hoặc bản thân. Điều này cũng giúp con người dễ cả tin và lạc quan trong các hoàn cảnh khó khăn…

Về những vấn đề vừa nêu ở trên, cần phải có những khảo cứu riêng rẽ sâu hơn mới có thể làm rõ những mặt mạnh và yếu khi vận dụng chúng vào thực tiễn đã thay đổi rất căn bản hiện nay trong thời toàn cầu hóa..

Việc hình thành và truyền bá lại cho đời sau các hình thái tư duy khác nhau, các nền văn hóa khác nhau không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Nó được quy định bởi điều kiện sông, hoàn cảnh địa lý, lịch sử, kinh tế xã hội của con người và quốc gia đó.

Đó cũng là các kinh nghiệm, phương pháp đã giúp cho con người vượt lên trên số phận và thử thách của thiên nhiên trong suốt chiều dài lịch sử đã qua, khẳng định sự tồn tại và phát triển của họ với tư cách là một dân tộc, một quốc gia độc lập. Nghiên cứu hay đọc về những vấn đề này đều không nhằm mục đích khen chê, phân định đúng, sai. Chúng ta chắc không muốn sau này bị con cháu đời sau đem ra phán xử, vậy chúng ta không nên cho mình quyền làm điều đó với các thế hệ lịch sử đã qua.

Chỉ khi hiểu được xuất xứ và bản chất của vấn đề ta mới có thể vận dụng chúng ở thế mạnh và khắc phục chúng ở các khiếm khuyêt một cách có lợi cho công cuộc phát triển của đất nước trong hoàn cảnh đã đổi thay căn bản của ngày hôm nay.

Tài liệu khảo cứu sơ bộ viết tại Hà Nội 12/2008 và chỉ nên công bố vào năm 2109, GS. Trí Việt.

Thay cho lời kết

*****************

Tất nhiên trước một hiện tượng văn hóa xã hội có thể có nhiều cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau và từ đó có cách lý giải khác nhau. Bài viết được trích đăng trước hết chỉ nêu quan điểm riêng của tác giả để chúng ta cùng suy ngẫm và tiếp tục xem xét.

Nhận thức bao giờ cũng là một quá trình tốn kém, gian khó và hoạt động tư duy vì vậy rất cần một bầu không khí dân chủ thật sự với tinh thần tự giác tuân thủ các luật chơi của mỗi chúng ta .

Ông cha mình thường dặn “Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại” và chẳng ai dại gì “Vạch áo cho người xem lưng”. Cũng có thể vì lý do truyền thống đó cho nên vị giáo sư khả kính ghi rõ khảo cứu trên chỉ nên công bố sau 100 năm nữa, tức là năm 2109. Khi đó người Việt mình có thể đã không còn mặc cảm về các điều được nêu ra vì chúng có thể đã trở nên xưa cũ không còn đáng chấp nữa và đất nước có thể đã trưởng thành và phát triển rực rỡ nhiều rồi.

Nhưng liệu lúc ấy có ai cần những khảo cứu kiểu này nữa không? Ở vào cái thời buổi của Internet và toàn cầu hóa rồi mà vị giáo sư già vâ
̃n còn cẩn thận kiểu cũ quá! Tôi mạn phép cứ xin công bố ở đây, gửi tới ông lời xin lỗi trước và hy vọng ông sẽ thể tình cho tôi và các bạn.

–st–


My Birthday

Và ta biết một điều thật giản dị, càng xa em ta càng thấy yêu hơn…

Anh sẽ về dù mưa hay nắng…..

Anh sẽ về dù mưa hay nắng
Dù gió hay sương nơi phương trời xa,
Anh sẽ về dù cho năm tháng
Làm trái tim ai héo hon chờ mong,

Anh sẽ về dù cho giông tố
Làm bước chân anh lạc nơi cuối trời,
Tim anh vẫn đây
Dành riêng có em người hỡi.

Xa cách rồi người ơi xin nhớ
Đừng ướt hoen mi khóc cho người đi,
Xa cách rồi tình anh vẫn thế
Nguyện sẽ yêu em mãi ko hề phai,

Năm tháng dài làm mây khô héo
Sỏi đá rêu phong tình anh vẫn còn,
Còn yêu đắm say
Người ơi hãy tin anh sẽ về

ĐK:
Và anh sẽ đến trao em một nụ hôn khát khao chờ mong
Và ta sẽ hát cho nhau bài tình ca anh viết cho em,
Rồi ta sẽ mãi bên nhau tình yêu chắp cánh ta bay
Đến những chân trời chẳng có bao giờ người hỡi.

***
Anh sẽ về bằng con tim nhớ
Bằng những yêu thương tháng năm chờ mong,
Anh sẽ về ngày không mưa gió
Ngày nắng xanh lên sáng soi tình ta,

Nơi cuối trời người ơi xin nhớ
Đừng bước đi mau đừng quên lối hẹn
Đường xưa nếu mai
Còn em ngóng trông anh sẽ về.